Lịch sử giáo dục QT_Trang 102
Thứ năm - 09/02/2017 04:04
Chọn một đội ngũ cán bộ , giáo viên các chiến trường Quảng Trị để bồi dưỡng tại chỗ cho cán bộ ,chiến sĩ ở khu căn cứ ,cho các đơn vị thanh niên xung phong ,tổ chức lớp học ở vùng tự do ngoài vòng kiểm soát của địch ,trong cuộc hành quân này ,toàn ngành đã có 71 cán bộ ,giáo viên đã hi sinh vì sự nghiệp cao cả được Nhà nước phong tặng liệt sĩ
Năm 1973 ,tổng số học sinh vỡ lòng và phổ thông của Vĩnh Linh đã cấp hơn 50 lần số học sinh trước Cách mạng tháng Tám .Đặc biệt Vĩnh Linh có gần 10 ngàn học sinh cấp II và cấp III – một lực lượng trẻ có văn hóa đông đúc , điều mà trước cách mạng chưa bao giờ có .Về chất lượng ,giáo dục Vĩnh Linh là khu đặc biệt được trung ương quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt ,được Bộ G iaso dục quan tâm chỉ đạo cụ thể , đầu tư đầy đủ về thư viện , thiết bị dạy học để thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành , lý luận lien hệ với thực tiễn “ .Bộ cũng đã bổ sung nhiều giáo viên giỏi thủ khoa ở các trường Đại học sư phạm cho Vĩnh Linh như thầy giáo Lê Duy Minh (liệt sỉ ),thầy giáo Đặng Khắc Nhân ,cô giáo Nguyễn Thị Mai ( người Hà Nội ) thầy Nguyễn Văn Huân v.v…Vì vậy chất lượng đào tạo đạt khá cao .Các đội học sinh giỏi toán đi thi miền Bắc đạt giải Nhất ,Nhì lien tục nhiều năm .có nhiều học sinh trở thành nhà văn như Xuân Đức ,Ngô Thảo ;có học sinh trở thành tiến sĩ Toán học nhưn Trần Đức vân, Nguyễn Xuân Tuyến. Từ năm 1962 đến 1974 học sinh.