Ngải cứu còn gọi là ngải diệp,thuộc họ cúc.Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6,phơi khô trong râm mát.Có khi hái về phơi khô,tán nhỏ rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung,làm dùng mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.Ngải cứu có tính ôn, hơi cay,dùng để điều trị đau bụng kinh… Làm điếu ngải:Lấy lá ngải cứu khô vò nát,loại bỏ cành cuống,lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tuỳ theo ý định sử dụng.Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương),nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh,gây ấm nóng cơ thể,giảm đau,sưng,mỏi cơ,tiết dịch,giải độc,làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.Có thể dùng điếu ngải theo các cách sau:
-Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thây ấm dễ chịu (cứu ấm),dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.
-Đưa điếu ngải gần sát da,bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên.Thực hiện 3-5 lần,cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
-Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần),cách cứu này để trị các bệnh ngoài da,mụn nhọt.
Trị mụn trứng cá: lấy 5 cành lá ngải cứu tươi giã nát,đắp lên mặt,để khoảng 20 phút,rồi rửa lại mặt,làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.